This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Xét xử phúc thẩm vụ lừa đảo hơn nghìn tỷ tại Agribank

Tòa phúc thẩm cấp cao tại TP.HCM vừa tiến hành xét xử vụ án Dương Thanh Cường (nguyên Tổng giám đốc Công ty Bình Phát) lừa đảo, chiếm đoạt trên 1.100 tỷ đồng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 6 (Agribank CN 6). Đây là phiên tòa được mở theo kháng cáo của 4/11 bị cáo và đơn vị phía bị hại trong vụ án. Đáng chú ý, đây là 1 trong 8 đại án được Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng chỉ đạo sát.

Vay xoay vòng, chiếm đoạt cả ngàn tỷ đồng

Trong ngày đầu xét xử của phiên tòa phúc thẩm, tòa tiến hành các thủ tục thẩm tra lý lịch tư pháp bị cáo, người có nghĩa vụ quyền lợi liên quan. Hội đồng xét xử cũng tóm tắt nội dung bản án sơ thẩm. Theo nội dung bản án sơ thẩm, thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và UBND TP.HCM di dời các nhà máy xí nghiệp sản xuất gây ô nhiễm môi trường trên thành phố về khu công nghiệp. Công ty Dệt kim Đông Phương (doanh nghiệp Nhà nước) đã ký hợp đồng liên doanh với Công ty Phương Nam hợp tác kinh doanh xây dựng trung tâm thương mại và chung cư tại lô đất số 10 u Cơ (quận Tân Bình). Lợi dụng thực hiện dự án, trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến tháng 10/2010, Dương Thanh Cường và 10 bị cáo trong vụ án cấu kết gây thiệt hại và chiếm đoạt tiền của Nhà nước.

Các bị cáo tại phiên phúc thẩm.

Cụ thể, Dương Thanh Cường đã lập nhiều công ty để lừa đảo, chiếm đoạt của Agribank CN 6 hơn 966 tỷ đồng. Lần thức nhất, Cường chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ, thế chấp dự án số 10 u Cơ để vay 170 tỷ đồng. Đến cuối năm 2007, Cường thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cao ốc căn hộ và khu biệt thự vườn Thanh Phát (tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh) lập hồ sơ vay 700 tỷ đồng, tài sản thế chấp hoàn toàn bằng tài sản hình thành từ vốn vay là 23 sổ đỏ tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh.

Từ ngày 4/12/2007 đến 19/9/2008, Agribank CN 6 đã giải ngân cho công ty của Cường vay 628 tỷ đồng. Sau khi thế chấp vay của Agribank CN 6, Cường mượn lại các giấy tờ tài sản thế chấp rồi mang đến Ngân hàng Phương Nam vay tiếp. Một số lãnh đạo, cán bộ của Agribank CN 6 biết rõ công ty của Cường mới thành lập, không có khả năng tài chính nhưng vẫn thẩm định, lập hồ sơ cho vay.

Ngân hàng Agribank thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng

Trước đó, tại phiên xử sơ thẩm trước đó, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Dương Thanh Cường (nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Bình Phát) án chung thân về 2 tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”; Thái Cường (nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Tấn Phát) 8 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”; Lê Sơn Hùng (nguyên Phó giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Xây dựng - Thương mại Thanh Phát) 9 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bên cạnh đó, bị cáo Phạm Hoàng Thọ (nguyên Phó Giám đốc Công ty Thanh Phát) được chuyển tội danh từ “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” sang “Che giấu tội phạm” và bị tuyên phạt 4 năm tù.

Ngoài ra, bị cáo Lê Thành Công (nguyên Tổng giám đốc Công ty Dệt kim Đông Phương) cũng bị 25 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Bị cáo Đỗ Trọng Nhân (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Siêu mẫu Việt) bị phạt 8 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Bị cáo Hồ Đăng Trung (nguyên Giám đốc, Agribank CN 6) 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm tuyên Lê Thành Công phải hoàn trả cho Công ty Đông Phương hơn 1 tỷ đồng. Dương Thanh Cường bồi thường 1.127 tỷ đồng cho Agribank Việt Nam (gia đình Cường đã nộp 1 tỷ đồng).

Đặc biệt, bản án sơ thẩm còn công bố quyết định khởi tố vụ án lạm quyền tại Agribank Việt Nam vì việc nâng quyền phán quyết cho vay không thẩm định, không có quy trình kiểm tra, có dấu hiệu lạm dụng vốn vay đặc biệt lớn của Nhà nước, tự ý ban hành quy định nâng quyền phán quyết cho vay của Agribank không tuân thủ theo quy định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Duy Điệp - Ngọc Đỗ

Triệt phá băng nhóm giả thần linh để lừa đảo chữa bệnh

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an quận 5 đang tạm giữ hình sự 4 người Trung Quốc để điều tra về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các đối tượng này từ Quảng Đông - Trung Quốc sang Việt Nam bằng đường du lịch, sau đó dùng chiêu giả làm thần linh chữa bách bệnh nhằm mục đích lừa chiếm tài sản của nạn nhân.

Bắt khẩn cấp 4 đối tượng người Trung Quốc

Các đối tượng gồm Guan Zao (nam, sinh năm 1970), Ke Qinying (nữ, sinh năm 1964), Xie Yuqiong (nữ, sinh năm 1972) và Zhang Huamei (nữ, sinh năm 1969) cùng quê Quảng Đông, Trung Quốc, ngụ đường Ông Ích Khiêm, phường 10, quận 11, TP. Hồ Chí Minh.

4 đối tượng người Trung Quốc dùng chiêu chữa bệnh miễn phí để lừa đảo.

Vào sáng 25/6, nhóm 4 người Trung Quốc đi xe taxi đến chợ Phùng Hưng, phường 14, quận 5 để tìm nạn nhân, còn Châu đi xe gắn máy theo sau. Khi phát hiện bà D.T.M.N. (SN 1954, ngụ đường Nguyễn Trãi, phường 12, quận 5), Zhang Huamei giả vờ tiếp cận bà N. và hỏi có biết “thầy” nào chữa bệnh giỏi hay không? Bà N. trả lời không biết và cho biết bà cũng đang bị bệnh mà không chữa khỏi... Lúc này Zhang Huamei ra hiệu cho đồng bọn, lập tức Xie Yuqiong và Ke Qinying đi đến, giả vờ không quen biết và nói là có ông chú làm “thầy” chữa bệnh bằng phép rất hay và không lấy tiền công, nhưng phải mang theo tài sản để “thầy” làm phép rồi trả lại tài sản cho bệnh nhân (tất cả giao tiếp đều bằng tiếng Hoa).

Tin tưởng các đối tượng này, bà N. đã về nhà lấy tài sản có giá trị để mang đến nhờ “thầy” chữa bệnh và hẹn nhóm lừa đảo tại trước Công viên Thuận Kiều Plaza, phường 12, quận 5. Lúc này, Guan Zao làm nhiệm vụ đi theo sau bà N. để quan sát xem gia cảnh bà N. thế nào. Bà N. về nhà lấy hơn 5 triệu đồng, 3 lượng vàng SJC 9999, 1 lắc vàng (5,9 chỉ) bỏ vào một túi nhỏ mang theo.

Khi gặp nhóm lừa đảo, bà N. làm theo chỉ dẫn là bỏ túi xách có tài sản và tiền vào một bao nilon màu đen, bên trong có sẵn chai nước được cho là “nước thánh” mà nhóm lừa đảo đã chuẩn bị sẵn. Bà N. làm theo nhóm lừa đảo và cùng đi bộ một quãng thì bà N. nói là tài sản của mình, nên mình tự bảo quản. Tuy nhiên, lợi dụng lúc bà N. sơ hở, các đối tượng đã tráo túi nilon đựng tài sản với một túi nilon tương tự rồi đưa lại cho bà N. Sau đó, nhóm lừa đảo nói với bà N. là đã làm phép xong, bệnh tình sẽ khỏi ngay, nên bà N. cầm túi nylong đi về nhà. Nhóm lừa đảo định tẩu thoát thì bị lực lượng Cảnh sát hình sự đặc nhiệm Công an quận 5 tiến hành kiểm tra bắt giữ cả 4 đối tượng cùng tang vật. Về phía bà N. khi về đến nhà, phát hiện bị lừa nên đến Công an phường 12, quận 5 trình báo.

Dùng chiêu gạ gẫm chữa bệnh miễn phí để lừa đảo

Cơ quan công an cho biết, theo lời khai của nhóm này, từ ngày 19/4/2016, nhóm đối tượng Trung Quốc này cùng rủ nhau sang Việt Nam để du lịch. Khi đến sân bay ở Quảng Đông - Trung Quốc, lúc đang ngồi chờ chuyến bay sang Việt Nam, thì gặp một người đàn ông tên là Châu (không rõ lai lịch). Châu làm quen rồi rủ rê, bàn bạc sang Việt Nam làm ăn kiếm tiền bằng chiêu lừa đảo. Cả 4 thống nhất với Châu và đối tượng này cũng mua vé máy bay cùng chuyến sang Việt Nam với mục đích lừa đảo. Tiếp đó, đối tượng Châu với vai trò chủ mưu, phân công Zhang Huamei tìm kiếm nạn nhân nhẹ dạ cả tin vào thần linh để chữa bệnh. Xie Yuqiong và Ke Qinying sẽ giới thiệu “thầy” chữa bệnh bằng bùa phép để lừa đảo. Guan Zao làm nhiệm vụ đi theo quan sát người bị hại.

Liên quan đến vụ việc này, Đại tá Nguyễn Văn Tiến, Trưởng công an quận 5 TP.HCM cho biết, Cơ quan CSĐT quận đã bắt khẩn cấp 4 đối tượng nêu trên để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khám xét trong người 4 đối tượng, công an thu giữ nhiều tài sản, tang vật. Cơ quan CSĐT đang truy xét còn ai là nạn nhân của băng nhóm này để tiếp tục điều tra làm rõ. Trước đó, lực lượng Công an quận 5 phát hiện một nhóm người Trung Quốc có nhiều dấu hiệu khả nghi, vào các chợ Phùng Hưng, Bình Tây, Soái Kình Lâm sử dụng tiếng Hoa tiếp cận những người gốc Hoa lớn tuổi, giàu có nhằm gạ gẫm chữa bệnh miễn phí. Tại trụ sở công an, Ke Qinying thừa nhận hành vi phạm tội của mình, riêng 3 người còn lại khai báo quanh co, qua 2 ngày đấu tranh mới cúi đầu nhận tội. Khám xét nơi lưu trú của nhóm người này tại khách sạn T.Đ.M. trên đường Ông Ích Khiêm (P.10, Q.11), lực lượng chức năng thu giữ thêm 14 túi nilon màu đen cùng nhiều tiền đồng và ngoại tệ với tổng trị giá khoảng 600 triệu đồng. Riêng đối tượng Châu đang bị công an truy lùng để xử lý sau. Với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 4 đối tượng người Trung Quốc, hiện Cơ quan CSĐT Công an quận 5 đề xuất phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, quyết định tạm giữ để điều tra xử lý và sẽ chuyển hồ sơ cùng đối tượng lên Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM thụ lý điều tra theo thẩm quyền.

T. Chung - Ngọc Đỗ

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Tạm giữ đối tượng chém 2 phóng viên khi tác nghiệp

Thêm một vụ hành hung phóng viên vừa xảy ra tại huyện Đại Từ, Thái Nguyên. Theo đó, trong quá trình nhập vai điều tra và sử dụng máy quay phim nhỏ để ghi hình, 2 phóng viên của chương trình Chuyển động 24h (VTV) đã bị con trai gia chủ phát hiện và rút dao chém gây thương tích.

Chém phóng viên rồi đập nát máy quay

Liên quan đến vụ việc này, thông tin từ Công an huyện Đại Từ cho biết, cơ quan này nhận được trình báo của anh Trịnh Lưu Tuấn, 37 tuổi và anh Phùng Văn Định, 32 tuổi, cùng công tác tại Trung tâm tin tức VTV 24 Đài Truyền hình Việt Nam) về việc bị hành hung trong lúc tác nghiệp. Cụ thể, chiều 8/5 anh Tuấn và anh Định đóng vai người mua chè đến nhà ông Nguyễn Anh M. (thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ) thực hiện phóng sự điều tra theo sự phân công, chỉ đạo của cơ quan. Anh Tuấn sử dụng máy quay lén giấu trong vỏ bao thuốc lá để ghi lại hình ảnh đánh mốc chè của nhà ông M...

Cơ quan điều tra tiến hành xác minh làm rõ vụ 2 phóng viên VTV 24 bị chém trong lúc tác nghiệp.

Trong lúc đang quay thì anh Nguyễn Duy Tùng (con trai ông M.) ngồi gần đó phát hiện và yêu cầu anh Tuấn bỏ máy quay ra nhưng anh Tuấn không đồng ý. Anh Tùng đã cầm dao chém vào cánh tay trái anh Tuấn. Trước thái độ côn đồ của Tùng, hai phóng viên của Trung tâm tin tức VTV 24 đã vứt máy quay lại nhà ông M. và chạy đến Công an huyện Đại Từ trình báo. Anh Tuấn được đưa vào bệnh viện cấp cứu, các bác sĩ khâu 4 mũi tại vị trí bị chém bên cánh tay trái.

Công an huyện Đại Từ cho biết, sau khi chém phóng viên của Đài Truyền hình Việt Nam, anh Tùng đã đến công an địa phương tự thú. Theo lời khai ban đầu, anh Tùng không biết hai người đến nhà mình quay lén là phóng viên. Khi anh Tuấn vứt máy lại và bỏ đi, Tùng đã đập vỡ máy quay. Công an huyện Đại Từ đang tạm giữ anh Tùng để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Tại thời điểm đến cơ quan công an trình báo, cả anh Tuấn và anh Định đều không xuất trình được giấy tờ chứng minh là phóng viên. Đến chiều tối 8/5, hai người này mới xuất trình thẻ ra vào của Đài Truyền hình Việt Nam ghi anh Tuấn là phóng viên, anh Định là quay phim. Sáng 9/5, qua email, Công an huyện Đại Từ tiếp tục nhận được giấy giới thiệu của Trung tâm tin tức VTV 24 Đài Truyền hình Việt Nam cử anh Tuấn và anh Định đến UBND huyện Đại Từ liên hệ công tác.

Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ xô xát gây thương tích, ông Nhữ Văn Tâm, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết, đã nhận được báo cáo từ các cơ quan chức năng của huyện Đại Từ về vụ việc. UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND, Công an huyện Đại Từ chăm sóc sức khỏe cho người bị chém và điều tra xử lý nghiêm vụ việc.

Hành hung nhà báo phải bị xử lý thật nghiêm

Đưa ra quan điểm của mình về vụ việc, luật sư Lê Văn Thiệp, Trưởng Văn phòng Luật sư Toàn Cầu, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội nhận định, phóng viên có quyền tác nghiệp theo quy định của Luật Báo chí và các quy định khác của pháp luật. Việc điều tra phóng sự là bình thường và có nhiều ý nghĩa trong công tác đấu tranh chống sai phạm của các chủ thể khác trong xã hội, bảo vệ người tiêu dùng. Việc nhập vai bất kỳ để điều tra làm rõ sự thật của vụ án là không trái pháp luật, rất tích cực và cần được ủng hộ. Còn hành vi chém người thì dù người đó là ai cũng đều bị xử lý theo quy định của pháp luật, nếu kết quả giám định thương tật đủ căn cứ khởi tố hình sự thì vẫn bị xử lý bình thường.

Liên quan đến thực trạng số vụ hành hung phóng viên, nhà báo liên tiếp xảy ra và có xu hướng ngày càng gia tăng, Luật sư Nguyễn Phú Thắng - Giám đốc Công ty Luật INTERCOT (Hà Nội) cho biết, pháp luật hiện hành đã có những quy định để bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhà báo. Tuy nhiên, những luật này lại là những điều luật áp dụng chung cho toàn dân mà còn thiếu những quy định cụ thể đối với đối tượng đặc thù như người làm báo. Những cán bộ công chức hoặc một số lực lượng chức năng được trang bị cả công cụ hỗ trợ, khi làm nhiệm vụ mà bị chống đối đã có thể bị xử lý về tội “Chống người thi hành công vụ”. Trong khi đó, nhà báo hoạt động tại những điểm nóng, xông pha vào những đề tài nguy hiểm không hề có công cụ hỗ trợ, khi bị hành hung hoặc đập phá thiết bị tác nghiệp, chỉ được xử lý vụ việc như một công dân bình thường vì chưa có chế tài quy định hoạt động công vụ của nhà báo.

Với những bài báo của mình, phóng viên, nhà báo có thể cảnh báo thay đổi nhận thức hoặc ngăn chặn một nguy cơ nào đó từ việc phanh phui những tiêu cực. Thiết nghĩ, cần có hành lang pháp lý đầy đủ, chắc chắn hơn nhằm thực thi sự bảo hộ của pháp luật đối với hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật của các nhà báo; đồng thời, tạo thuận lợi để báo chí tham gia chống tiêu cực.

Thế Vinh

Cảnh báo nguy hại từ thuốc lá điện tử không nguồn gốc

Khi mốt shisha vỉa hè dần lắng xuống, giới trẻ lại tiếp tục truyền tay nhau thú chơi mới là sử dụng thuốc lá điện tử (vape). Nhỏ gọn, dễ sử dụng và nhiều... khói, vape nhanh chóng trở thành “cơn sốt” của các thanh niên thích tỏ ra sành điệu. Thế nhưng, với xuất xứ thiết bị mập mờ, chất lượng thật - giả lẫn lộn, tự pha chế thêm để sử dụng... vape đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Liên tục phát hiện vi phạm trong kinh doanh thuốc lá điện tử

Thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (CSKT) - Công an TP. Hà Nội cho biết, trong tháng 6/2016, lực lượng cảnh sát kinh tế đã tổ chức trinh sát, nắm tình hình tập trung vào hoạt động kinh doanh vape và phụ kiện, nguyên liệu đi kèm. Qua công tác trinh sát, Đội Chống buôn lậu và buôn bán hàng cấm, thuộc Phòng CSKT, phát hiện một số nơi trên địa bàn thành phố có biểu hiện tập kết, buôn bán số lượng lớn các loại vape, hương liệu và chào bán qua internet. Thực hiện kế hoạch đấu tranh, từ ngày 21 - 23/6, Đội Chống buôn lậu và buôn bán hàng cấm phối hợp cùng cơ quan Quản lý thị trường (QLTT), đã đồng loạt kiểm tra các địa điểm kinh doanh và kho chứa hàng nghi vấn tàng trữ, buôn bán vape, hương liệu do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc. Tiến hành kiểm tra đột xuất 4 cửa hàng gồm Vape Clup số 5 Ngô Quyền và 31 Vạn Kiếp; Vape Pro số 12 Đông Thái và Pexiga khu X98, ngõ 97 Hoàng Cầu, Hà Nội, lực lượng chức năng phát hiện trên 2.000 sản phẩm là dụng cụ hút vape, hút shisha các loại gồm các loại tinh dầu tăng hương vị, các loại máy hút, đầu hút,... Tất cả đều do nước ngoài sản xuất, phần lớn của các nước châu u và Trung Quốc. Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra, đại diện các cửa hàng này đều không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ những lô hàng.

Cơ quan chức năng kiểm tra một điểm kinh doanh dụng cụ hút thuốc lá điện tử.

Theo ông Phạm Ngọc Oanh, Đội trưởng Đội QLTT số 3, Chi cục QLTT Hà Nội, hút vape hiện nay nổi lên như một thú chơi mới của giới trẻ. Tuy nhiên, việc sử dụng hàng hóa mua bán trôi nổi rất nguy hiểm vì chất lượng sản phẩm không rõ nguồn gốc, không được kiểm định rất dễ có nguy cơ chứa các chất độc hại cho sức khỏe người sử dụng. Thời gian tới, lực lượng QLTT Hà Nội và CSKT - Công an TP. Hà Nội sẽ tiếp tục siết chặt kiểm tra, kiểm soát tình hình kinh doanh mặt hàng này.

Thuốc lá điện tử ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?

Trước trào lưu sử dụng vape của giới trẻ hiện nay, theo Bác sĩ Trịnh Văn Hiệp - Ban chủ nhiệm Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá Sở Y tế TP.HCM, vape có cấu tạo gồm hai phần: Phần đầu gồm đầu lọc có chứa nicotin (chất gây nghiện) và tinh dầu hỗn hợp là chất tạo mùi thơm. Phần thân là một thiết bị điện tử khi kích hoạt sẽ phun hỗn hợp hơi để đi qua đầu lọc hòa tan nicotin và chất tạo mùi thơm. Khi người hút rít, hơi nicotin và mùi thơm sẽ vào miệng và hệ hô hấp như khói thuốc lá. Việc sử dụng vape có thể gây nguy hại cho người dùng bởi chất nicotin trong vape không hề nguyên chất mà bị nhiễm nhiều tạp chất có hại cho sức khỏe. Nicotin không hòa tan trong nước nên hỗn hợp hơi trong vape để hút có khói phải là dung môi hữu cơ và được xác định là propylen glycol hoặc dietylen glycol là các chất độc hại cho sức khỏe, thậm chí có thể gây ung thư. Ngoài ra, để tăng sự hấp dẫn, người bán còn trộn hàng chục loại tinh dầu hóa chất độc hại, có thể trộn cả các chất gây nghiện nguy hiểm mà người hút không biết.

Đáng chú ý, mục đích ban đầu của hút vape là giúp người nghiện cai thuốc lá. Người nghiện thuốc lá cai thuốc bằng cách sử dụng vape trong thời gian ngắn, rồi giảm dần tần số và liều lượng, tiến tới bỏ hút thuốc lá hoàn toàn. Nhưng thực tế cho thấy, vape không giúp cai nghiện được thuốc lá mà ngược lại làm người hút lệ thuộc vào nó và nghiện từ lúc nào không hay. Mặc dù không gây nghiện như ma túy, nhưng người nghiện vape sẽ bị lệ thuộc về mặt tâm lý, tức nghiện tâm lý nhận thức và tạo thành thói quen khó bỏ - tức nghiện về hành vi và phải tăng “đô” theo thời gian.

Liên quan đến thực trạng giới trẻ tự pha chế dung dịch dùng cho vape, ThS. BS. Vũ Văn Thành, Trưởng khoa Bệnh phổi tắc nghẽn (Bệnh viện Phổi TW), nhận định, nguyên lý hoạt động của các loại vape dựa trên việc phóng thích nicotin qua hơi nước để người dùng hít vào phổi. Một số loại dung dịch dành cho vape hiện đại còn được bổ sung các chất tạo khói, tạo mùi. Những chất này đều phải được kiểm soát và cấp phép sử dụng bởi các cơ quan có thẩm quyền. Trên thế giới, các bác sĩ chỉ cho phép bệnh nhân sử dụng vape trong trường hợp tất cả các biện pháp cai thuốc lá khác không mang lại hiệu quả. Việc tự pha chế dung dịch dùng cho vape rất nguy hiểm, không ai có thể bảo đảm trong dung dịch đó có những thành phần gì, mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe ra sao...

Xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ khá lâu, gần đây vape đang nở rộ và trở thành trào lưu trong giới trẻ. Tuy nhiên, trước những sai phạm trong việc kinh doanh vape và phụ kiện vừa bị cơ quan chức năng phát hiện, những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng đang là hồi chuông cảnh báo đến giới trẻ yêu thích trào lưu này.

Đ. Tấn - Ngọc Đỗ

Ðề nghị truy tố 23 bị can mua bán gần nửa tấn heroin

Liên quan đến đường dây ma túy “khủng”, buôn bán hơn 1.269 bánh heroin (có tổng trọng lượng 445kg), ngày 16/5, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã chuyển hồ sơ và tống đạt kết luận điều tra vụ án Trần Đức Duy cùng đồng phạm mua bán trái phép chất ma túy; tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng; không tố giác tội phạm, đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố 23 bị can, trong đó có 22 đối tượng về tàng trữ trái phép chất ma túy.

Các đối tượng sẵn sàng dùng vũ khí “nóng” chống trả

Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, xuyên quốc gia có nhiều đối tượng tham gia, tổ chức quy mô chặt chẽ, thường xuyên trang bị vũ khí nóng, sẵn sàng chống trả cơ quan chức năng khi bị truy bắt. Theo kết luận điều tra, vào rạng sáng ngày 6/1/2015, tại khu vực dốc Má, xã Thu Phong, tỉnh Hòa Bình, tổ công tác của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Bộ Công an phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức bắt quả tang Trần Đức Duy (SN 1986, trú tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình, có một tiền án) đang vận chuyển 94 bánh heroin bằng xe ôtô. Vào thời điểm trên, đối tượng Trần Đức Duy đang điều khiển xe tải BKS 29C-397.14 theo hướng Hòa Bình - Hà Nội. Khi bị lực lượng chức năng vây bắt, đối tượng đã dùng súng chống trả quyết liệt, buộc các chiến sĩ cảnh sát phải nổ súng và dùng các biện pháp nghiệp vụ khống chế thành công đối tượng. Ngoài số ma túy, cảnh sát thu giữ trên ôtô của đối tượng 1 khẩu súng ngắn, 7 viên đạn.

Lực lượng công an dẫn giải đối tượng Nguyễn Thành Nam.

Từ việc bắt giữ Trần Đức Duy, cơ quan công an đã bóc gỡ đường dây ma túy xuyên quốc gia do một đối tượng tên Nguyễn Thanh Tuân cầm đầu (đối tượng hiện đang bỏ trốn). Quá trình điều tra, cơ quan công an đã lần lượt bắt giữ 23 đối tượng liên quan, thu giữ thêm 2 khẩu súng ngắn, 1 khẩu AK và 49 viên đạn; đồng thời phát lệnh truy nã đối với ông trùm Nguyễn Thanh Tuân. Đến nay, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã kết luận đường dây ma túy xuyên quốc gia mua bán trót lọt 1.269 bánh heroin với tổng trọng lượng 445kg. Các đối tượng đã thu lời bất chính hơn 13 tỷ đồng và hơn 721 nghìn nhân dân tệ.

Nhiều đối tượng được xác định giúp sức đắc lực cho kẻ cầm đầu

Theo Cơ quan CSĐT, trong số các trợ thủ đắc lực của Nguyễn Thanh Tuân, có thể kể đến Trần Đức Duy, Nguyễn Trung Kiên (SN 1974, trú tại huyện Quốc Oai, Hà Nội), Đặng Minh Châu (SN 1973, quê Lạng Sơn, trú tại Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc), Nguyễn Văn Hùng (trú tại xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Hà Nội)... Cụ thể, Trần Đức Duy tham gia đường dây ma túy xuyên quốc gia do Nguyễn Thanh Tuân cầm đầu từ năm 2014, được giao nhiệm vụ mua và áp tải nhiều “chuyến hàng” lớn đi Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng giao hàng. Duy bị xác định đã tham gia mua bán trái phép 1.269 bánh heroin, thu lợi bất chính 514 triệu đồng. Còn Đặng Minh Châu là đối tượng bị Công an Hà Nội và Bộ Công an truy nã quốc tế về tội danh mua bán trái phép chất ma túy. Trong thời gian trốn truy nã, Châu trốn sang Trung Quốc và tiếp tục móc ngoặc với Nguyễn Thanh Tuân hình thành đường dây buôn bán ma túy xuyên quốc gia. Cơ quan CSĐT xác định, Châu đã tham gia mua, bán 175 bánh heroin, hưởng lợi trên 3 tỷ đồng...

Đối tượng Trần Đức Duy và 94 bánh heroin bị thu giữ.

Trong đường dây ma túy này, có cặp vợ chồng Nguyễn Trung Kiên và Vũ Thị Thu Hảo (1 tiền án về tội trộm cắp tài sản). Kiên bị Tuân lôi kéo vào con đường phạm tội, là người giúp sức đắc lực cho Tuân để liên lạc, nhận tiền, cảnh giới và vận chuyển ma túy nhiều lần với số lượng lớn mang về Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Kạn bán kiếm lời; thu lợi bất chính 1,6 tỷ đồng. Riêng Hảo, trong quá trình sinh sống, bản thân Hảo biết chồng mua bán trái phép chất ma túy nhưng không tố giác với cơ quan chức năng hoặc can ngăn, do vậy Hảo phạm tội không tố giác tội phạm.

Cơ quan CSĐT cũng xác định, đối tượng Nguyễn Văn Hùng cũng là người giúp sức đắc lực cho đối tượng cầm đầu, nhà riêng của Hùng là nơi tập kết, cất giấu ma túy và vũ khí cho Tuân. Hùng còn thay Tuân chỉ đạo, liên lạc với khách hàng nhận tiền, cảnh giới để vận chuyển nhiều lần với số lượng lớn ma túy đã hưởng lợi 2 tỷ đồng. Quá trình điều tra vụ án, Cơ quan CSĐT còn cho biết, trong số 23 bị can, Nguyễn Thành Nam là đối tượng ngoan cố, quanh co chối tội, chỉ khai nhận một phần hành vi phạm tội của mình, gây khó khăn cho công tác điều tra vụ án. Hiện Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ vụ án tới Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị truy tố 23 bị can trong đường dây mua bán ma túy “khủng” trên.

Hiền Khoa

Hệ lụy khó lường từ thẻ sinh viên giả

Một hai năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ in ấn, những chiếc thẻ sinh viên (TSV) giả đã và đang được rao bán một cách rất dễ dàng trên thị trường. Với lời cam kết giá rẻ nhất, giống thật đến 99,99%, chỉ cần có nhu cầu, sẽ được cung cấp thẻ giả nhanh nhất. Thẻ bìa, thẻ nhựa có mã số, mã vạch, tem chống giả… đều “ra lò” nhanh chóng và đúng hẹn theo yêu cầu của khách. Tình trạng này đang gây ra nhiều nhức nhối và hệ lụy trong giới sinh viên...

“Công nghệ thẻ giả”

Trên mạng internet hiện có rất nhiều trang mạng rao bán và nhận làm TSV giả. Những kẻ làm giả đều có sẵn phôi, phom, mẫu của TSV các trường đại học, chỉ cần khách hàng đặt tiền, cung cấp ảnh, thông tin theo yêu cầu là “lò” có thể cho ra hàng nhanh chóng. Thậm chí một số quảng cáo còn nhận làm trước và chuyển hàng mới nhận thanh toán.

Trao đổi với phóng viên, chị H.T.L, đại diện của cơ sở chuyên in ấn các loại thẻ đồng, inox, nhựa... có địa chỉ tại phố Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Đối với những loại thẻ do các cơ quan nhà nước phát hành, chúng tôi đều yêu cầu có hợp đồng, giấy tờ đàng hoàng, thậm chí phải làm việc trực tiếp chứ không tự tiện in ấn theo đặt hàng một cách đơn giản. Tuy nhiên, rất nhiều cơ sở khác cũng sắm máy móc, lại dễ dàng nhắm mắt làm ngơ mà in ấn bất kỳ sản phẩm nào, chỉ vì lợi nhuận. Tôi được biết họ còn làm cả thẻ hướng dẫn viên, thẻ ra vào cơ quan của nhiều đơn vị, lãi lời chả bao nhiêu nhưng gây rất nhiều hệ lụy khó lường”.

thẻ sinh viên giảTrang mạng công khai rao làm thẻ sinh viên giả.

Cũng theo chị L. thì với công nghệ hiện nay, các loại thẻ giả đều dễ dàng in vào mã vạch, có dấu đỏ và đóng giáp lai y như thật, nếu không đặt cạnh nhau thì kể cả người quen cũng không thể phân biệt nổi đâu là giả và thật. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có nhiều công ty được cấp phép cung cấp thẻ nhựa PET và họ cũng sẵn sàng bán phôi thẻ cho những đại lý cấp thấp hơn. Vì thế, nếu có nhu cầu làm TSV giả, các đối tượng không hề khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu.Về giá cả, càng làm với số lượng lớn, chi phí làm thẻ càng giảm nhiều hơn. Nếu làm duy nhất 1 chiếc thì giá thông thường là 200 nghìn đồng/1 chiếc, còn với số lượng vài chục chiếc thì giá chỉ còn vài chục ngàn đồng.

Đáng chú ý, lợi dụng dịch vụ này, rất đông bạn trẻ có nhu cầu làm TSV giả đã nhảy vào đặt hàng, cùng một sản phẩm nhưng họ lại “vận dụng” vào vô số mục đích khác nhau và chủ yếu là có ý đồ gian dối, không tốt.

Đủ mọi mục đích sử dụng

Có vô vàn lý do để khách hàng làm TSV giả khiến dịch vụ này vẫn tồn tại. Nhiều sinh viên, học viên lợi dụng sự dễ dãi, lỏng lẻo trong khâu quản lý của lớp học, nhà trường đã làm những chiếc TSV giả để thuê người học hộ, thậm chí thi hộ. Đã có không ít những vụ lừa đảo, cướp giật, học và thi hộ cho sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng mà nguyên nhân chính là do những kẻ lạ mặt dùng TSV giả để thực hiện hành vi trái pháp luật.

Lại có những bạn trẻ muốn có TSV của trường đại học “Vip”, có tên tuổi để gắn mác đi làm... gia sư. N.T.P (sinh viên năm 3 một trường đại học ở Hà Nội) thật thà chia sẻ: “Em muốn đi làm gia sư kiếm thêm tiền, nhưng người học luôn yêu cầu phải là sinh viên của các trường sư phạm, bách khoa, ngoại thương... mới đắt khách. Cho nên cách đơn giản nhất là em làm một cái thẻ giả của các trường này, em chỉ nghĩ đơn thuần là tiện cho công việc chứ cũng không nghĩ nặng nề là lừa đảo gì. Nhiều bạn trường em cũng vậy, bao lâu nay cũng không vấn đề gì, chủ yếu mình vẫn dạy tốt là được”.

Một bạn trẻ khác lại trả lời trên facebook của một trang làm TSV giả rằng nhu cầu của cô thật đơn giản. Cô muốn sử dụng các dịch vụ tiện ích với giá ưu đãi cho sinh viên như mua sim điện thoại sinh viên của các nhà mạng, mua vé xe buýt cũng được ưu đãi.

thẻ sinh viên giảThẻ sinh viên giả giống như thật, rất khó phân biệt.

Còn cả những lý do mà chỉ người trong cuộc mới có, nhiều nhà trường bắt buộc giảng viên, sinh viên phải đeo thẻ khi đến trường, nhưng không ít sinh viên đã trót “cắm” thẻ ở tiệm cầm đồ vay tiền, nên đành làm thẻ giả để tiện đi lại.

Và những hệ lụy

Vừa qua, Công an phường Cổ Nhuế 2 và Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã triệt phá đường dây chuyên sản xuất và rao bán giấy tờ giả thông qua mạng xã hội. Qua trình báo của một chủ hiệu cầm đồ về nghi vấn một nam thanh niên sử dụng TSV giả đến cầm cố lấy 3 triệu đồng, Cơ quan công an đã tạm giữ Nguyễn Văn Cường (20 tuổi), trú tại Quyết Tiến, Tiên Lãng, Hải Phòng.

Cường đã lên mạng để tìm kiếm đường dây cung cấp TSV giả và làm được 5 chiếc, đồng thời rủ rê bạn bè mình là Vũ Hồng Minh, Đoàn Duy Thắng cùng tham gia. Các đối tượng này dùng TSV giả đặt trên các trang mạng xã hội rồi cầm cố lấy tiền. Được biết, mỗi lần chúng chiếm đoạt được từ 3-5 triệu đồng mỗi cửa hàng.

Từ những đối tượng sinh viên “rởm” này, Cơ quan công an đã tạm giữ các đối tượng Nguyễn Tiến Việt (23 tuổi, trú tại Mạo Khê) và Nguyễn Hồng Lĩnh (25 tuổi, trú tại Đức Chính, Đông Triều, Quảng Ninh) về hành vi làm giả giấy tờ, con dấu của cơ quan, tổ chức.

Thiết nghĩ, với những suy nghĩ còn chủ quan, ý thức pháp luật non nớt của nhiều sinh viên đã khiến dịch vụ làm giả thẻ luôn xuất hiện khắp nơi, gây nhiều lo ngại và hệ lụy. Để ngăn chặn tình trạng vi phạm trên, các trường cần có biện pháp tuyên truyền, quản lý sinh viên và TSV chặt chẽ hơn. Cơ quan quản lý cũng cần đưa ra những chế tài, biện pháp xử lý nghiêm đối với những người trực tiếp liên quan cả về sản xuất và sử dụng.

Bình An

Trùm ma túy bắc

Ngày 18/5, Trung tá Nguyễn Văn Dũng, đội trưởng đội CSĐT tội phạm ma túy công an quận Thủ Đức(TP.HCM) cho biết sau nửa năm đeo bám, công an đã triệt phá đường dây mua bán ma túy quy mô lớn. Cầm đầu đường dây này là đối tượng Nguyễn Tuấn Vũ (27 tuổi, ngụ Hà Nội).

Súng và ma túy của Vũ bị Công an bắt giữ

Súng và ma túy của Vũ bị Công an bắt giữ

Công an đã thu giữ tổng cộng hơn 700 gram ma túy tổng hợp, một khẩu súng K59, một xe ô tô, cân điện tử, cùng rất nhiều tang vật, phương tiện khác.

Theo trung tá Dũng, tháng 12/2015, Công an quận Thủ Đức nhận được thông tin có một số đối tượng phía Bắc vào hoạt động mua bán ma túy ở quận Thủ Đức và các địa bàn giáp ranh nên khẩn trương xác lập điều tra vụ việc.

Quá trình đeo bám, trinh sát phát hiện các đối tượng trong đường dây thường xuyên thay đổi chỗ ở, chủ yếu ở chung cư cao cấp và khách sạn hạng sang để ẩn náu, tránh bị phát hiện. Ngoài ra các đối tượng mỗi lần di chuyển đều đi bằng xe ô tô với tốc độ cao đi giao hàng ở nhiều địa bàn quận huyện tại TP.HCM và Bình Dương, nên rất khó khăn đeo bám. Tuy vậy, lực lượng trinh sát đã cắt cử nhau liên tục không một lúc nào để Vũ lọt khỏi tầm ngắm dù cả ngày lẫn đêm.

NGUYỄN TUẤN VŨ

Đối tượng Nguyễn Tuấn Vũ tại cơ quan công an điều tra

Khi đã nắm được đường đi của nhóm này, tháng 4/2016 công an Thủ Đức đã xác lập chuyên án. Cụ thể khoảng mỗi tuần một lần Vũ đi máy bay ra Hà Nội, rồi lên cửa khẩu Tân Thanh tỉnh Lạng Sơn gặp đầu mối đặt mua khoảng 1kg ma túy tổng hợp. Sau đó đường dây cung cấp cho Vũ sẽ gởi gói hàng bằng đường xe khách, Vũ bay trở lại TP.HCM nhận hàng và phân nhỏ bán cho các đầu mối bên dưới tiêu thụ khắp TP.HCM.

Mua bán xuyên quốc gia

Chiều 14/5, lực lượng trinh sát đã bố trí mật phục bắt quả tang đối tượng Nguyễn Văn Quân (30 tuổi, quê Hải Dương) tại một quán cà phê ở phường Linh Tây, quận Thủ Đức. Khám xét người của Quân, công an thu giữ nhiều gói ma túy tổng hợp cùng cân điện tử và một số tang vật khác.

Quân khai nhận số ma túy là do Vũ đưa cho quân đi giao cho khách. Sau đó, trinh sát tiến hành bắt giữ Vũ khi đối tượng này đang điều khiển xe ô tô trên đường Tô Ngọc Vân, quận Thủ Đức. Khi dẫn giải Vũ về nơi ở tại một chung cư cao cấp gần Bến xe Miền Đông, cảnh sát đã khám xét nhà và thu giữ gần 500 gram ma túy tổng hợp, một khẩu súng K59 và cân điện tử dùng cân ma túy, và nhiều tang vật, phương tiện khác để cất giấu ma túy trên đường vận chuyển.

NGUYỄN VĂN QU N

Đối tượng Nguyễn Văn Quân

Cùng thời điểm, công an Thủ Đức bắt quả tang Nguyễn Thị Lan tại nhà ở đường Lê Thị Hoa, quận Thủ Đức. Đây là đối tượng trực tiếp tiêu thụ ma túy cho Vũ, thu giữ tại nhà Lan gần 100gam ma túy các loại.

Theo tài liệu trinh sát, đường dây của Vũ hoạt động mua bán ma túy xuyên quốc gia đã khá lâu. Vũ là chân rết hoạt động từ phía Bắc vào TP.HCM tiêu thụ. Ngoài lượng ma túy đã tiêu thụ rất lớn, các đối tượng còn thể hiện sự liều lĩnh khi luôn thủ súng quân dụng trong người với mục đích chống trả cơ quan chức năng khi bị bắt giữ.

(Theo Báo Giao thông)